Học trái ngành có làm được Tester không? Cần chú ý những gì?

Chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc “Người trái ngành có làm được Tester hay không?”. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để có cái nhìn sâu sắc hơn về nghề nghiệp này.

Người trái ngành hoàn toàn có thể học và làm Tester (Kiểm thử phần mềm) được. Tester được chia thành hai dạng là Manual Testing và Automation Testing. Đối với Tester thủ công, bạn không cần yêu cầu biết lập trình, chỉ cần tham gia khóa học Tester ngắn hạn từ 3 đến 3,5 tháng là có thể bắt đầu với công việc. Tuy nhiên, để phát triển lâu dài và chuyên nghiệp hơn trong ngành này, Manual Testing yêu cầu cần đầu tư thời gian và tìm hiểu thêm kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình. Còn đối với Automation Testing, Tester cần phải có khả năng lập trình, vì họ sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết kịch bản kiểm thử. Vì vậy, người trái ngành nên bắt đầu từ Manual Testing trước vì vị trí này không yêu cầu bạn phải có kiến thức lập trình vững vàng.

Một số kỹ năng cần thiết khi làm việc Tester

  • Hiểu biết về phần mềm: Bạn cần nắm vững các nguyên tắc và phương pháp kiểm thử phần mềm để đảm bảo hiệu quả trong công việc.
  • Chú ý đến chi tiết: Kỹ năng phát hiện lỗi nhỏ là rất quan trọng trong lĩnh vực này.
  • Kỹ năng phân tích và tư duy logic: Giúp bạn hiểu và giải quyết các vấn đề phức tạp.
  • Kỹ năng giao tiếp: Quan trọng để làm việc hiệu quả với nhóm phát triển và báo cáo lỗi.
  • Kiến thức về công nghệ: Hiểu biết về cơ sở dữ liệu, hệ điều hành và các công cụ kiểm thử là cần thiết.

Học trái ngành có làm được Tester không? Cần chú ý những gì?Những điều cần chú ý khi làm Tester

Những điều cần chú ý khi làm Tester

  • Bắt đầu học những kiến thức căn bản về máy tính: Tester sẽ phải làm việc với máy tính mỗi ngày, do đó việc trau dồi thêm các kiến thức về máy tính hay tin học văn phòng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm thử.
  • Học kiểm thử từ cơ bản: Kiến thức nền tảng là cơ sở để bạn có thể đi sâu vào một lĩnh vực nào đó. Bạn cần học hỏi về cách cài đặt phần mềm, kiến thức tổng quan về test như các định nghĩa, thuật ngữ hay quy trình kiểm thử. Sau đó mới đến những kiến thức chuyên sâu hơn như cách viết Test Plan, viết Test case, viết báo cáo Test. Các công cụ hỗ trợ test như Jira hay các Automation Tool… Ngoài ra, bạn cũng không thể thiếu các kiến thức cơ bản về Coding như SQL, HTML hay CSS để phục vụ cho quá trình Test phần mềm.
  • Liên tục cập nhật kiến thức: Công nghệ luôn thay đổi, vì vậy bạn cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới.
  • Thực hành nhiều: Nếu chỉ học lý thuyết suông thì chưa đủ. Để củng cố kiến thức, bạn nên chăm chỉ thực hành, học đến đâu làm đến đó để ghi nhớ lâu hơn và sẽ hiểu được khi làm sẽ phát sinh những điều gì, từ đó mình khắc phục nó như thế nào. Tham gia các dự án thực tế hoặc làm bài tập thực hành để nâng cao kỹ năng.
  • Chịu được áp lực: Công việc Tester có thể căng thẳng, đặc biệt là khi phát hiện lỗi trong thời gian ngắn.
  • Học ngoại ngữ: Tùy từng dự án, Tester đôi khi sẽ phải làm việc với khách hàng nước ngoài. Do đó, việc trau dồi ngoại ngữ cũng rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn có cơ hội tham gia vào những dự án lớn hơn, mở rộng mối quan hệ mà còn nâng cao thu nhập.

Việc trở thành một Tester sẽ không quá khó khăn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tham gia các khóa học trực tuyến hoặc tìm kiếm các tài liệu học tập về kiểm thử phần mềm. Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn được đào tạo bài bản với những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tham khảo khóa học Tester tại comdy.vn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *