Ngôn ngữ lập trình Java đã và đang trở thành một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều trong thế giới lập trình. Nhiều chuyên gia Java cho rằng: Lập trình không chỉ đơn giản là làm việc, mà hơn hết, đó là niềm đam mê và tình yêu thật sự dành cho ngôn ngữ này. Bất kỳ ai đã đặt chân vào thế giới Java đều nhận thấy rằng, không chỉ đơn thuần là tính thực dụng mà còn là một tình yêu sâu sắc với ngôn ngữ lập trình này.
“Bản thân tôi đến với Java rất ngẫu nhiên, nhưng rồi tôi đã yêu nó. Càng đi sâu vào code Java, tôi càng thấy nó thật tuyệt vời.” Đây là lời chia sẻ chân thành của một cựu học viên lớp học lập trình Java tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.
Thật vậy, ngôn ngữ lập trình Java đã trở thành một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực lập trình, với biểu tượng quen thuộc – một tách cà phê bốc khói và những applet Java tràn ngập khắp nơi trên Internet.
Java là một ngôn ngữ lập trình được Sun Microsystems giới thiệu vào tháng 6 năm 1995. Kể từ đó, nó đã trở thành công cụ lập trình của các lập trình viên chuyên nghiệp. Java được xây dựng dựa trên nền tảng của C và C++, do đó nó sử dụng các cú pháp của C và có đặc trưng hướng đối tượng của C++.
Ban đầu, Java được thiết kế để viết chương trình cho các sản phẩm điện tử dân dụng như đầu video, tivi, điện thoại, nhắn tin… Tuy nhiên, với sự mạnh mẽ của mình, Java đã trở nên phổ biến vượt ra ngoài sức tưởng tượng của những người thiết kế nó.
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng hoàn toàn, vì vậy nó không thể sử dụng Java để viết một chương trình hướng chức năng. Java có khả năng giải quyết hầu hết các nhiệm vụ mà các ngôn ngữ lập trình khác có thể thực hiện được.
Java là ngôn ngữ vừa biên dịch vừa thông dịch. Đầu tiên, mã nguồn được biên dịch bằng công cụ JAVAC để chuyển sang dạng ByteCode. Sau đó, nó được thực thi trên từng loại máy tính có thể nhờ chương trình thông dịch Java. Mục tiêu của các nhà thiết kế Java là cho phép người lập trình viết chương trình một lần nhưng có thể chạy trên bất cứ nền tảng máy tính nào.
Ngày nay, Java được sử dụng rộng rãi để viết chương trình chạy trên Internet. Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng độc lập thiết bị, không phụ thuộc vào hệ điều hành. Java không chỉ được dùng để viết các ứng dụng chạy đơn lẻ hay trên mạng mà còn để xây dựng các trình điều khiển thiết bị cho điện thoại di động, PDA…
Sự thành công của Java trong việc phát triển khả năng sáng tạo của cả người dùng cộng tác lần đầu càng có ảnh hưởng hơn khi so sánh thực tế rằng Java đơn thuần là một ngôn ngữ lập trình, trong khi các công nghệ và sản phẩm khác thì mỗi cái còn phải kết hợp với nhiều tính năng huyền hoặc khác.
“Khi đã biết về Java, bạn có thể xây dựng nên các applet Java, đó là những trình ứng dụng mini được phân phát qua Internet và chạy trong một trình duyệt Web hỗ trợ Java. Các applet Java tăng cường cho trang Web khả năng tương tác phong phú hơn và tính đa phương tiện tốt hơn so với khi dùng HTML thông thường.
Ngoài ra, các nhà phát triển phần mềm có thể xây dựng các trình ứng dụng hoàn chỉnh bằng Java, như là bộ xử lý văn bản, bảng tính hoặc bộ chương trình văn phòng tổng hợp (như Corel đang làm chẳng hạn). Ưu điểm của cách làm này là các trình ứng dụng chỉ cần viết một lần mà chạy được trên hầu hết mọi loại máy tính.” Chuyên gia Bùi Quang Đăng tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế chia sẻ.
Có thể bạn chưa từng code Java, thậm chí bạn chỉ nghe qua và có chút thích thú hoặc bạn thấy được tiềm năng của nó, bạn muốn thử xem bản thân có theo Java được hay không… Hãy đến với khóa học lập trình Java tại Stanford – học để làm việc. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn và trải nghiệm thực tế với việc lập trình bằng ngôn ngữ Java.
Với phương châm luôn đi đầu trong công nghệ, cập nhật phần mềm mới nhất có mặt trên thị trường, cùng sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy hiện đại, Stanford luôn mong muốn mang tới cho học viên chương trình đào tạo tốt nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình.
Khóa học Java cung cấp cho học viên kiến thức nền tảng, tổng thể và cần thiết về lập trình Java, giúp bạn sử dụng thành thạo các công cụ lập trình như: Netbean, Jdeveloper, Eclipse, Visual SVN… Đồng thời làm chủ các công nghệ như: Servlet, JSP, JDBC, JSF, Spring, Hibernate, SOA, XML, Web services. Phát triển các ứng dụng Winform (J2SE), Webform(J2EE) và MobileApp(J2ME).
Nội dung khóa học lập trình Java luôn tập trung vào các kỹ năng cần thiết, thực tế đang được triển khai trong các dự án Java tại các công ty phần mềm hiện nay, điều đó giúp cho học viên vừa có thể học tốt hơn các môn Java tại trường cũ, vừa có thể thích ứng nhanh với công việc đi làm sau này.
Ngoài khóa học Java, những khóa học như khóa học lập trình C/C++, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình Php, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web… đều là thế mạnh đào tạo của Stanford.
Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết!